Mua vé số online ở đâu Nền tảng tin cậy

Luật Hộ tịch và những điều cần biết

DLA
data

Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Luật Hộ tịch được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Luật gồm 7 chương, 77 điều, quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, tại cơ quan đại diện; cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.

Luật này có những điểm mới quan trọng sau:

- Thẩm quyền đăng ký khai sinh đã được sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Trước đây, UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ được ưu tiên đăng ký khai sinh, giờ mở rộng thẩm quyền cho cả UBND xã nơi cư trú của cha và mẹ đều có thẩm quyền đăng ký khai sinh như nhau.

- Trên giấy khai sinh, ngoài thông tin cha mẹ sẽ ghi thêm số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Về sau, đây sẽ là số chứng minh thư/thẻ căn cước công dân của người được đăng ký khai sinh.

- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch đối với các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, đăng ký hộ tịch cho các đối tượng thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, từ UBND cấp tỉnh chuyển sang thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

- Bổ sung các quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, nhằm đặt nền móng vững chắc để hướng đến hoàn thành Chính phủ điện tử. 

Xem thêm Luật Hộ tịch tại:

Ban Tuyên giáo

Đoàn trường DLA